KHUYNH HƯỚNG RIMÉ CỦA CHÚNG TÔI
Mọi người đều có Đạo lộ riêng của mìnhNghĩa đen của ‘rimé’ là quan điểm ‘bất bộ phái’ hoặc ‘không thành kiến’. Có nhiều người nghĩ rằng nó có nghĩa là tất cả các bộ phái đều bình đẳng, nhưng thật ra nó là sự tập trung vào việc nhận ra giá trị và lợi ích của nhiều quan điểm. Thông qua triết học này, các bậc thầy vĩ đại trong quá khứ đã có thể chứng nhận ra Phật tánh từ của những lời dạy thâm sâu của Đức Phật.
Một cách dễ hiểu là xem xét cách chúng ta sử dụng thuốc. Có rất nhiều loại thuốc và mỗi loại có khả năng chữa vài loại bệnh. Chúng ta thường không trộn lẫn các loại thuốc với nhau. Thay vào đó, chúng ta chọn đúng loại thuốc cho từng bệnh nhân để trị bịnh cho họ.
Cũng như thế, khai triển triết lý Rimé có nghĩa là nhận ra được cách thức hoạt động của từng môn phái, đặc điểm xác định của nó là gì, điểm mạnh của nó là gì và có thể sử dụng nó như thế nào để giảm bớt sự bất mãn. Mặc dù chúng ta có thể có một tri kiến yêu thích cá nhân, một thực hành hoặc một môn phái yêu thích, nhưng thật ra không có mâu thuẫn. Chúng ta có thể giữ quan điểm bất bộ phái trong khi nhận ra rằng những thực hành và giáo lý cụ thể đặc biệt phù hợp với nhu cầu của ta
Tìm hiểu về Quan điểm Rimé (Bất bộ phái)
Tinh thần Rime trong Kalachakra (Kim Cang Thời Luân)
Giáo pháp Kalachakra vượt ra ngoài tôn giáo. Kalachakra cho ta thấy chân lý thiêng liêng của ta vượt ra ngoài mọi giới hạn, bao gồm chủng tộc, tôn giáo, thời gian và không gian. Mật điển Kalachakra rất đặc biệt. Quán đỉnh mật điển du già cao nhất này thường được ban truyền công khai cho tất cả mọi người bất kể tôn giáo của họ. Trong cõi giới Shambhala, Vua Manjushri Yashas thống nhất toàn bộ vương quốc bằng cách ban quán đảnh vào Mật điển Kalachakra. Vào thời điểm này, người dân đang thực hành rất nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Nhờ sức mạnh của những giáo lý này, họ có thể nhận ra chân lý thiêng liêng của chính mình bất kể họ theo tôn giáo nào.
Phong trào Rime
Quan điểm Rimé thường được kết nối với các bậc thầy vĩ đại của thế kỷ 19 Jamyang Khyentse Wangpo và Jamgön Kongtrul Lodrö Thaye. Tuy nhiên, phong trào mà các ngài phổ biến đã bắt nguồn sâu xa từ công việc của những bậc thầy trước đó.
Vào đầu thế kỷ 16, đại sư Jonang Kunga Drolchok đã đặt nền móng cho phong trào Rimé khi ngài du hành khắp nhiều vùng, thu thập và thực hành nhiều quán đảnh, khẩu truyền và các chỉ đạo tinh túy. Ngài đã thu thập những điều này thành tác phẩm vĩ đại của mình “Trăm lời dạy của Drolchok” (dolchok tridgya).
Sau đó vào cuối thế kỷ 16, Kyabdak Drolway Gonpo (Jetsun Taranatha), tái sinh của Kunga Drolchok, tiếp tục công việc phi bộ phái của mình bằng cách tìm kiếm và thu thập những quán đảnh, truyền khẩu của nhiều dòng truyền thừa gần như tuyệt chủng. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo tồn những giáo lý của Shangpa Kagyu, những giáo lý của họ tồn tại cho đến ngày nay nhờ những nỗ lực của ngài.
Khyentse Wangpo và Jamgon Kongtrul mở rộng hơn nữa công việc này bằng cách truyền bá giáo lý một cách rộng rãi và xuất bản nhiều tập giáo lý và bình giảng. Jamgon Kongtrul, người được cho là hóa thân của Taranatha, chịu trách nhiệm soạn thảo năm bộ luận được gọi là “Năm kho tàng”. Những tập sách vô cùng rộng lớn và toàn diện này trình bày một loạt các giáo lý, quán đảnh và nghi lễ của các truyền thống trí tuệ được phát triển ở Tây Tạng.
Khai triển quan điểm Rimé
Quan điểm Rimé có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Ở cấp độ cơ bản nhất, Rimé được thể hiện như một cảm giác tôn trọng dựa trên niềm tin. Người này có thể biết hoặc không biết những lý do cụ thể tại sao họ tôn trọng hoặc tin vào các truyền thống khác nhau. Thay vào đó, họ dựa vào ý nghĩa các giá trị chung mà mỗi truyền thống đại diện. Mức độ này của quan điểm Rimé thường là kết quả của điều kiện văn hóa, ảnh hưởng tích cực và khuynh hướng bẩm sinh.
Từ nền tảng của sự tôn trọng này, các cá nhân bắt đầu phát triển quan điểm Rimé ở mức độ tích cực hơn, ham học hỏi hơn. Điều này có thể thấy được qua khuynh hướng cởi mở, mong muốn hiểu được các yếu tố phân biệt của các truyền thống khác nhau. Họ có cảm giác muốn biết nhiều hơn, muốn mở rộng tầm hiểu biết và quan điểm của mình, tích cực thăm dò và thử nghiệm các ý tưởng khác nhau. Như vậy, họ có thể giải quyết được những nghi ngờ và hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và yếu của mỗi truyền thống.
Khi một cá nhân tiếp tục phát triển sự hiểu biết của mình, họ bắt đầu phát triển cảm giác ổn định trong quan điểm của mình. Họ sẽ có cái nhìn khách quan hơn, cho phép họ đối mặt với những lời chỉ trích và lập luận thiên vị mà không làm mất đi quan điểm sâu sắc hơn của chúng. Họ có thể thấy các truyền thống liên quan đến nhau như thế nào và chúng có thể mang lại lợi ích như thế nào cho nhiều người khác nhau. Ở cấp độ này, cá nhân đã phát triển một sự tôn trọng thực sự và không thể lay chuyển đối với các truyền thống đa nguyên.
Tại sao điều quan trọng là phải có quan điểm Rimé
Dzokden cố gắng nhìn nhận tất cả các truyền thống với sự tôn trọng đều nhau và bao nhận tinh thần Rimé, đặc biệt là để giúp những hành giả mới làm quen với Phật giáo. Bất cứ hành giả nào cũng có thể thực hành Kalachakra.
Theo truyền thống, các hành giả Phật giáo Tây Tạng nhấn mạnh vào tri kiến và những giáo pháp được truyền qua dòng truyền thừa của chính họ. Điều này rất quan trọng trong việc duy trì tính xác thực của các giáo pháp vì họ cần hiểu cách thực hành từ quan điểm của truyền thống mà họ đang theo đuổi. Hơn nữa, nhiều hành giả dành cả cuộc đời của họ trong một tu viện và cống hiến nhiều thời gian và nỗ lực cho việc tu hành chỉ theo một truyền thống, họ loại trừ những truyền thống khác. Kết quả là một số hành giả ít cởi mở hơn với những quan điểm và phẩm chất tốt đẹp của các truyền thống khác.
Phong trào Rimé rất quan trọng đối với sự phát triển của Phật giáo trên phạm vi toàn cầu vì nó dạy các đệ tử tôn trọng tất cả các truyền thống, với mục tiêu tạo ra một nền tảng vững chắc về kiến thức và thực hành Phật pháp. Với quan điểm thăng bằng này, chúng ta có khả năng giúp đỡ nhiều người bất kể tín ngưỡng của họ. Đây là một trong những mục tiêu chính của Rimé và được nhiều đạo sư Tây Tạng công nhận là một quan điểm quý hiếm về Phật giáo. Vào năm 2003, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã công nhận Khentrul Rinpoche là một Đạo sư Rimepa đích thực, khuyến khích ngài tiếp tục truyền bá phong trào quan trọng này.
༄༅།། ཆོས་ལུགས་རིས་མེད་སྨོན་ལམ་རྫོགས་ལྡན་ཞི་བདེ་བསུ་བའི་སྐྱ་རེངས་ཞེས་བྱ་བ་བཞུགས་སོ།།
Bình minh Bừng sáng Chào đón một Kỷ nguyên Vàng của Hòa bình và Hòa hợp
Một Nguyện vọng Không Thiên vị cho Tất cả các Truyền thống Trí tuệ
Một bộ sưu tập những kinh cầu nguyện rimé không giới hạn của Khentrul Rinpoche hiện có tại Trung tâm Học tập Dzokden.
Những cuốn sách Rime viết bởi Khentrul Rinpoche
Đại dương Đa dạng
Mua trên cửa hàng Dzokden hoặc tại Amazon.com
Trong thời kỳ bạo lực và xung đột đặc biệt nghiêm trọng, toàn bộ các khu vực trên thế giới đang tham gia vào các cuộc đấu tranh ý thức hệ, bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết và sợ hãi. Làm thế nào để chúng ta thoát khỏi tình trạng này? Làm thế nào chúng ta có thể học cách chữa lành vết thương của mình và sống hòa thuận với những người xung quanh? Làm thế nào chúng ta có thể thực sự đạt được bình an và hạnh phúc lâu dài? Chính những câu hỏi này đã được nhiều nhà hiền triết vĩ đại của thế giới đặt ra hàng nghìn năm nay. Trí tuệ uyên thâm của họ đã đi từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới hình thức một loạt các truyền thống tâm linh đa dạng, đưa đến sự hỗ trợ và là nguồn cảm hứng liên tục cho hàng triệu người.
Trong cuốn sách này, Khentrul Rinpoche trình bày một bộ phương pháp thực hành độc đáo mà tất cả chúng ta có thể sử dụng để khai thác sự đa dạng to lớn của trí tuệ và những phương pháp mà thế giới mang lại. Với cái nhìn bao quát bao gồm tất cả sự đa dạng này, mỗi chúng ta có thể tìm thấy con đường đưa chúng ta đến an lạc. Trong quá trình này, chúng ta học được rằng sự đa dạng không nhất thiết phải chia rẽ chúng ta. Thay vào đó, nó có thể là một sức mạnh mang chúng ta lại với nhau.
Đạo lộ của Tri Kiến Thanh Tịnh
Mua trên cửa hàng Dzokden hoặc tại Amazon.com
Đạo lộ của Tri Kiến Thanh Tịnh hợp nhất nhiều khía cạnh tâm linh ở Tây Tạng bằng cách khởi thảo ba chủ đề: sự phát triển lịch sử, quan điểm triết học và thực hành thiền định. Cuốn sách này ghi lại các quá trình lịch sử sự phát triển Phật giáo ở Ấn Độ và sự truyền bá Phập giáo đến Tây Tạng, nó cho chúng ta một cái nhìn hãn hửu về các nhân vật chính, tư tưởng và những điều tạo nên di sản tinh thần của Tây Tạng. Trong cuốn sách này, Shar Khentrul Jamphel Lodrö Rinpoché giải thích về đạo Bon bản xứ của Tây Tạng, bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng được biết đến một cách rộng rãi nhất, Nyingma, Sakya, Kagyu và Gelung, và thứ năm là Truyền thống Phật giáo Jonang.
Kinh cầu nguyện Rimé
Mua trên cửa hàng Dzokden hoặc tại Amazon.com
Cuốn sách kinh cầu nguyện này bao gồm một bộ sưu tập những bài kệ cầu nguyện từ nhiều truyền thống Phật giáo Tây Tạng.